19 tháng 8, 2013

Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp: Còn nhiều bất cập

Cuối năm 2013, chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) sẽ được tổng kết, từ đó nhân rộng trong cả nước. Thế nhưng, qua hai năm thực hiện, chương trình vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập: Doanh nghiệp tham gia BHNN thua lỗ, trong khi người nông dân chưa mặn mà...


Bảo đảm tiến độ... khâu chỉ đạo

Theo Ban Chỉ đạo trung ương về thí điểm BHNN, việc thí điểm BHNN đã và đang được triển khai ở 20/20 tỉnh, thành phố với 234.235 hộ dân ký hợp đồng bảo hiểm (BH), giá trị BH cây trồng, vật nuôi, thủy sản là trên 5.400 tỷ đồng. Tổng doanh thu phí BH gốc khoảng 303 tỷ đồng, trong đó tổng diện tích trồng lúa tham gia BH là 45.412ha của 189.797 hộ với tổng giá trị bảo hiểm gần 1.480 tỷ đồng. Có 623.131 con trâu, bò, lợn, gia cầm của 29.163 hộ, ở các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Bình Dương, Hà Nội tham gia BH, giá trị BH hơn 1.104,9 tỷ đồng, tổng số phí BH hơn 38,7 tỷ đồng. Đối với lĩnh vực thủy sản, có 15.275 hộ của các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau tham gia BH, với tổng diện tích BH là 5.523ha và giá trị BH là hơn 2.855 tỷ đồng. Sau gần hai năm triển khai ở 20/20 tỉnh, thành phố, hầu hết các địa phương đã thành lập được ban chỉ đạo, bảo đảm tiến độ đề ra. 
Chăn nuôi bò sữa tại huyện Ba Vì.
Chăn nuôi bò sữa tại huyện Ba Vì.

Tại Hà Nội, thành phố đã chọn huyện Ba Vì để triển khai thí điểm BHNN trên đàn bò sữa. Ngoài ra, Hà Nội cũng chọn 3 xã (Tốt Động, Trung Hòa, Đại Yên) của huyện Chương Mỹ và 3 xã (Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài) của huyện Ba Vì để triển khai trên đàn lợn. Hiện tại, số bò sữa được tham gia BH của Hà Nội là 1.027 con và số hộ tham gia BH là 334 hộ. Tổng số phí BH theo giấy chứng nhận BH cấp gần 1,6 tỷ đồng và các công ty BH đã giải quyết bồi hoàn 49 con bò sữa gặp rủi ro với số tiền hơn 1,3 tỷ đồng. Đã có 1.064 hộ của huyện Chương Mỹ và Ba Vì tham gia BH đàn lợn, với số phí hơn 1 tỷ đồng và doanh nghiệp BH đã giải quyết bồi thường 193 con lợn chết, với số tiền 346,21 triệu đồng. Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, đa phần nông dân còn chưa hiểu rõ về lợi ích của việc tham gia BHNN. Khởi đầu, rất ít hộ ở Hà Nội tham gia BHNN, nhưng sau khi một số hộ chăn nuôi bò sữa tại Ba Vì gặp rủi ro, được hưởng BHNN đã tạo động lực và niềm tin cho các hộ khác tham gia. 

DOC đưa ra quyết định không công bằng đối với tôm Việt Nam

DOC đưa ra quyết định gây ảnh hưởng lớn tới đời sống của hơn 600.000 lao động trong ngành chăn nuôi và chế biến xuất khẩu.

Ngày 13/8, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) chính thức quyết định áp mức thuế chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.
Như vậy, doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ sản phẩm tôm bị đánh thuế 2 lần tại thị trường Mỹ. Theo Hiệp hội Thủy sản Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, đây là quyết định không công bằng, gây ảnh hưởng lớn tới đời sống của hơn 600.000 lao động trong ngành nuôi và chế biến xuất khẩu tôm Việt Nam.
Theo quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại Mỹ, Công ty Thuỷ sản Minh Quí - một trong hai bị đơn sẽ phải chịu mức thuế 7,88%; thuế suất đối với bị đơn thứ hai là công ty Thuỷ sản Nha Trang là 1,15%. Các công ty xuất khẩu còn lại của Việt Nam sẽ chịu mức thuế 4,52%.
Phán quyết của Bộ Thương mại Mỹ xuất phát từ vụ kiện của Liên minh công nghiệp tôm vùng Vịnh Mỹ (COGSI) với cáo buộc ngành tôm của một số nước, trong đó có Việt Nam đã nhận các khoản trợ cấp không chính đáng từ Chính phủ. 
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, quyết định này không công bằng và đây là vụ kiện phi lý: “Tôi thấy quyết định này hoàn toàn vô lý là vì tôm Việt Nam và Mỹ hoàn toàn khác nhau. Tôm của Mỹ là tôm đánh ở biển. Còn tôm Việt Nam là tôm nuôi. Hai chuyện này khác nhau không liên quan đến nhau, không cạnh tranh trực tiếp với nhau. Thực chất, các nhà sản xuất của Mỹ muốn bảo hộ bằng luật của Mỹ. Đấy là quyết định chưa có tiền lệ. Càng nhân sự vô lý lên gấp bội”.